Hướng dẫn đánh giá các đề xuất nghiên cứu về an toàn giao thông xe máy 2015

1. Nguyên tắc chung

– Để đảm bảo tính khách quan trong việc quyết định hướng nghiên cứu, các đề xuất nghiên cứu được hội đồng đánh giá.

– Cách đánh giá có dùng các chỉ tiêu cụ thể, có định lượng cụ thể.

– Về cơ bản quá trình đánh giá tuân thủ luật đấu thầu đang áp dụng hiện hành nhằm hướng tới việc được đơn vị/cá nhân thực hiện nghiên cứu với chất lượng tốt nhất với chi phí thấp nhất.

2. Hội đồng đánh giá và nội dung đánh giá

2.1. Hội đồng đánh giá

– 3 đại diện từ hiệp hội (Hiệp hội cử):

1. Ông Hồ Mạnh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc thứ nhất – Công ty Honda Việt Nam

2. Ông Lu Tien Fu – Phó Tổng Giám đốc – Công ty SYM

3. Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – Trưởng phòng PR & Dịch vụ khách hàng – Công ty Yamaha Motor Việt Nam

– 1 đại diện từ UBATGTQG (Ủy ban cử)

– 1 đại diện là chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực GTVT (UBATGTQT mời)

Chủ tịch do UBATGTQG đảm nhận.

2.2. Trách nhiệm hội đồng

Xem xét chi tiết đề xuất nghiên cứu, đánh giá, cho điểm theo từng tiêu thức một cách công bằng, khách quan và trung thực.

2.3. Nội dung đánh giá và thang điểm

Các thành viên của hội đồng sau khi nghe đơn vị, nhà nghiên cứu trình bày đề án sẽ đánh giá từng tiêu chí sau và cho điểm theo thang điểm tối đa 100 điểm như sau:

– Tính phù hợp với yêu cầu nội dung đề tài nghiên cứu của Quỹ nghiên cứu về an toàn giao thông cho xe máy (đối chiếu mức độ phù hợp với các nội dung yêu cầu của 3 đề tài mà quỹ đã nêu): Tối đa 10 điểm

– Tính mới và sáng tạo trong cách tiếp cận của nghiên cứu: 5 điểm

– Mục tiêu, nội dung, phương pháp và sản phẩm nghiên cứu: Tổng 35 điểm

+ Mục tiêu nghiên cứu (có rõ ràng, khả thi và phù hợp với yêu cầu thực tiễn hay không?): 5 điểm

+ Nội dung nghiên cứu (có tính logic và phù hợp với các mục tiêu nghiên cứu đặt ra hay không?): 10 điểm

+ Phương pháp nghiên cứu (có tính đầy đủ, cập nhật và phù hợp để đạt được mục tiêu nghiên cứu hay không?): 10 điểm

+ Sản phẩm nghiên cứu (có đầy đủ, hợp lý so với mục tiêu và nội dung nghiên cứu hay không?): 10 điểm

– Thời gian và kinh phí nghiên cứu: 5 điểm

– Năng lực chuyên môn của chuyên gia nghiên cứu, khả năng tổ chức thực hiện đề tài của chủ nhiệm đề tài và cộng tác viên: 15 điểm

– Năng lực và kinh nghiệm tổ chức thực hiện đề tài của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp: 10 điểm

– Khả năng ứng dụng và phổ biến kết quả nghiên cứu của đề tài: 20 điểm

2.4. Hướng dẫn cụ thể về tiêu thức và thang điểm

STT Chỉ tiêu đánh giá Mức thấp Mức trung bình Mức cao
1 Sự phù hợp với nội dung yêu cầu của các đề tài nghiên cứu do Quỹ nghiên cứu an toàn giao thông đề ra Sự phù hợp với nội dung yêu cầu thấp  

Có nội dung đề tài phù hợp rõ rang với các yêu cầu nghiên cứu của Quỹ An toàn giao thông

Nêu rõ các nội dung tiêu chí phù hợp với yêu cầu và làm rõ hơn các yêu cầu của các đề tài nghiên cứu của quỹ an toàn giao thông
2 Tính khả thi của nghiên cứu Khối lượng công việc-thời gian và nguồn lực không ăn nhập Khối lượng công việc-thời gian và nguồn lực tương đối phù hợp, có thể có một số điểm chưa phù hợp Khối lượng công việc-thời gian và nguồn lực phù hợp
3 Giá trị thực tiễn của sản phẩm đầu ra Không làm rõ được trường hợp áp dụng và đối tượng thụ hưởng Chỉ rõ trường hợp áp dụng thực tiễn

Có đối tượng được thụ hưởng

Chỉ rõ trường hợp áp dụng thực tiễn

Có đối tượng được thụ hưởng

Có thể lượng hóa lợi ích thụ hưởng

4 Phương pháp tiến hành nghiên cứu Không có mô tả quy trình Có mô tả quy trình chi tiết

Phương pháp tiếp cận logic

 

Có mô tả quy trình chi tiết

Phương pháp tiếp cận logic

Có làm rõ các bên phối hợp

5 Mức hợp lý về chi phí Nhiều định mức không thực tế Các định mức khá phù hợp

Một số định mức chưa phù hợp

Các định mức sát với thực tế
6 Trình độ chuyên môn của chuyên gia tham gia nghiên cứu Các chuyên ngành đào tạo của chuyên gia ít có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, Các chuyên ngành đào tạo phù hợp, sát với lĩnh vực nghiên cứu Các chuyên ngành đào tạo phù hợp, sát với lĩnh vực nghiên cứu, có bằng cấp cụ thể: TS, thạc sỹ, kỹ sư…
7 Thiết bị, công cụ, phần cứng phần mềm sử dụng trong nghiên cứu Thiết bị công cụ nghèo nàn

Không rõ ràng

Chỉ rõ được các thiết bị, phần cứng phần mềm Có đủ công cụ phần cứng, phần mềm

Các phần mềm mô phỏng,

Đủ trang thiết bị thực hiện

8 Kinh nghiệm của đơn vị/cá nhân Kinh nghiệm dưới 5 năm Kinh nghiệm từ 5-10 năm trong các dự án tương tự Kinh nghiệm trong nước quốc tế, > 10 năm kinh nghiệm,

Đã từng làm dự án tương tự

9 Thời gian thực hiện nghiên cứu Không phù hợp với khối lượng

Quá nhanh/quá lâu

Thời gian phù hợp với khối lượng công việc Phù hợp với khối lượng công việc

Đáp ứng được yêu cầu từ thực tế

10 Sản phẩm cuối cùng Chưa rõ ràng Có mô tả sản phẩm Mô tả sản phẩm rõ ràng hoặc hữu hình với nội dung cụ thể

Sản phầm phù hợp với mục tiêu

 

Tổng điểm

2.5. Một đề án được thông qua và cấp kinh phí nếu thỏa mãn cả hai yêu cầu sau

– Được số điểm trên 50 điểm (Đảm bảo đề xuất có tính khả thi, có giá trị thực tiễn, có tính cấp thiết…)

– Có sự đồng ý về đa số trong hội đồng đánh giá (Ít nhất 3/5 thành viên hội đồng đồng ý)

Trong trường hợp hai đề xuất cùng một chủ đề có số điểm như nhau, chủ tịch hội đồng quyết định sẽ quyết định.